Tu miệng không xong chớ mong phúc báo

Người xưa có câu: “Nước đổ thì khố hốt, bình vỡ khó lành”. Lời nói đã nói ra thì không bao giờ thu hồi lại được, vậy nên mới có lời răn “Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”.

Trong cuộc đời, có 3 loại nghiệp ảnh hưởng rất lớn tới tương lai, phúc báo của chúng ta, đó là: Thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp. Trong đó, có lẽ khẩu nghiệp dễ vướng nhất, vì đôi khi nó chính là lời ăn tiếng nói hàng ngày.

Lời xúc xiểm, thị phi, ác miệng nói ra, có khi người nói thì quên ngay nhưng người nghe thì nhớ mãi. Lời nói là người khác suy nghĩ, buồn lòng, làm người khác đau thương, thậm chí hủy hoại cuộc đời người ta, như thế chẳng phải độc ác lắm sao. Lời nói vô hình mà sắc hơn dao là thế.

tu khẩu nghiệp

Theo Phật giáo, khẩu nghiệp là một trong những nghiệp nặng nề nhất mà một người có thể tạo ra. Vết thương bạn gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành, còn vết thương gây ra do lời nói thì chẳng biết khi nào mới lành lặn được.

Phật cũng có dạy: “Làm thinh như Chánh Pháp, nói năng như Chánh Pháp” chính vì vậy nên con hiểu được rằng: Một lời nói ra phải giúp cho nhiều người thông hiểu, an lạc, lợi ích thì chúng ta không tiếc lời và phước đức cũng rất vô biên, nhưng rất phải cẩn thận trong từng lời nói ra khi phải nói ra những lời khiến người khác phải khổ đau, thiệt hại, thì chúng ta sẽ phải gặt hái những điều tương ứng. Tạo Phước đức cả một đời, nhưng chỉ cần một lời ác ý với người khác là tiêu tan trong giây phút. “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Dưới đây là 8 điều Phật răn chúng ta đừng nên nói:

1. Những lời chán nản, thối chí

Bình thường, khi chúng ta bắt đầu làm một việc gì đó, cần nhất là những lời động viên, dù không giúp được gì, nhưng an ủi mặt tinh thần có thể khiến ta thêm động lực. Vậy mà ta lại bàn lùi, nói những lời không nên nói, điều đó sẽ khiến người nghe và chính bản thân rơi vào suy sụp, chây lì.

2. Những lời tức giận

Lời nói ra lúc tức giận, lúc không tự chủ thường làm tổn thương người khác, có khi làm tổn thương chính bản thân mình. Trong hoàn cảnh này, phải học cách nhẫn nhịn, “cơm sôi bớt lửa đời đời chẳng khê”.

3. Những lời oán trách

Khi không hài lòng, người ta thường nói ra những lời bất mãn, oán giận ông chủ, oán giận bạn bè, thậm chí oán giận cả người nhà. Nếu bạn thường xuyên nói những lời oán trách, người khác nghe được sau này sẽ mượn đó làm đề tài để nói những điều thị phi về bạn, khiến bạn phải đối phó với người này, đối phó với người kia, cuối cùng tự mình làm khổ mình, bạn việc gì phải khổ như vậy?

4. Những lời tổn thương

Có nhiều người khi nói năng không cẩn trọng, suy nghĩ thường hay sử dụng những lời nói gây tổn thương người khác. Lời nói tổn thương người khác chỉ là bạn càng ngày cô đơn, thêm mệt mỏi không có người thôi.

Hạn chế lời tổn thương chính là tự tạo phúc cho bản thân mình.

5. Những lời khoe khoang

Có nhiều người khi nói chuyện thích tuyên truyền về bản thân, tự quảng cáo rùng benh thổi phồng chính mình. Người khác khi nghe xong thường không đồng tình, tạo cảm xúc tiêu cực cho người nghe. Vậy nên, có khoe cũng chẳng có ích gì chỉ làm người nghe càng thêm tổn thương. Người ta chỉ cần tập trung vào làm đâu cần phải chém gió nhiều về bản thân.

6. Những lời riêng tư

Con người sống trong nhà không chỉ để che mưa che nắng mà còn vì an toàn, nhưng chủ yếu nhất là để đảm bảo sự riêng tư. Người ta mặc quần áo một phần là để giữ ấm nhưng quan trọng là để che đậy thân thể, giấu đi những riêng tư của mình. Vì thế, nếu muốn tôn trọng lẫn nhau thì không được tiết lộ những việc riêng tư của người khác.

7. Những điều bí mật của người khác

Những chuyện đã gọi là bí mật tốt nhất nên gữ kín, chuyện của mình hay của người cũng đều nên ý nhị tránh ảnh hưởng tới cuộc sống người khác, như thế mới là có đạo đức.

8. Những lời dối trá

Phật giáo từng giảng cấm nói dối. Nói dối là không thấy mà nói thấy, đúng mà nói sai. Nói dối xuất phát từ tâm không chân thành, muốn lừa đảo, chiếm lợi từ người khác. Khi bạn nói dối, người ta sẽ không còn tin tưởng bản thân bạn nữa và làm người mất lòng tin chính bạn.

Tạo hóa sinh ra con người có hai lỗ tai, nhưng chỉ có một cái miệng, cho nên phải nghe nhiều hơn nói, mới đúng với tự nhiên, được thân người là khó, có đầy đủ lục căn và miệng lưỡi trọn vẹn là phước đức quá rồi, hãy nhân vốn phước báu này mà gieo trồng thêm phước đức ra nữa thì mới là người khôn, bởi vậy phải lo: Tu cái miệng là điều cần thiết nhất và xem như tu hơn nửa đời người rồi.

About atkvietnam