1. Tư tưởng phủ định
Tư tưởng phủ định ở đây có thể hiểu là những suy nghĩ thiếu tích cực, ví dụ như: Không thể, hết cách, làm sao có thể hay không biết, chịu, chưa từng nghĩ đến, không làm được, không chắc… khi đối diện với một sự việc nào đó.
Rất nhiều người vì luôn mang trong mình tâm lý thiếu tự tin, không dám nghĩ dám làm mà không thể tiến lên phía trước, không thể đảm nhiệm những vị trí mới, không thể phát triển bản thân.
2. Đùn đẩy trách nhiệm
Việc đùn đẩy trách nhiệm, không nhận lỗi về mình hoặc đổ vấy cho người khác, khi xảy ra chuyện thường phủ nhận “tôi không biết”, “không phải lỗi của tôi” hay loanh quanh tìm lý do để bào biện… những hành vi này khiến chúng ta tự đánh mất cơ hội trưởng thành của bản thân.
Ngay cả khi bản thân mình biết rõ mười mươi rằng đó là lỗi của mình nhưng vẫn không thừa nhận, điều này rất bất lợi cho sự phát triển sau này của mỗi người.
3. Tiền bạc
Tiền bạc có thể khóa chặt năng lực của một người. Không trả tiền sẽ không làm việc, trả ít cũng không muốn làm, lâu dần, việc này sẽ khiến con người đánh mất khả năng kiếm tiền.
4. Bó hẹp chức trách
Việc này không phải việc của tôi, việc này không do tôi quản, tôi không có trách nhiệm trong việc này nên tôi không làm… việc bó hẹp chức trách của bản thân sẽ khiến con người mất đi cơ hội vào tay những người luôn có sự chuẩn bị sẵn sàng và không ngại kiêm nhiệm những việc không nằm trong phạm vi trách nhiệm của mình.
Rất nhiều người thường hay than vãn về việc bản thân phải đảm nhiệm nhiều việc nhưng chẳng được ai ghi nhận, chẳng được ai tán dương mà không hiểu rằng chính từ đó mà năng lực cũng như các mối quan hệ của bản thân được cải thiện rất nhiều.
5. Oán trách
Bản thân mình lúc nào cũng là người bị hại, còn sự việc xảy ra luôn là lỗi của người khác, cả ngày trách trời, oán người, dần dần, những người như thế sẽ đánh mất khả năng giải quyết mọi việc, và lẽ tự nhiên, sự vui vẻ, hạnh phúc cũng sẽ rời xa khỏi họ.
6. Luôn cho mình là đúng
Dù là ý kiến của ai cũng không nghe, không tiếp thu, luôn cho rằng chỉ có mình mới đúng, những người mang lối tư duy này sẽ nhanh chóng rơi vào trạng thái cô độc, không ai muốn góp ý, không ai muốn tham gia để giúp họ sửa đổi cho tốt hơn.
Và khi không còn được nghe những lời chân thành, bản thân người đó chỉ còn cách tự mình dần dần trưởng thành mà thôi.
7. Không tự tin
Những người không tự tin, một khi đã không dám chắc vào thứ gì đó, họ sẽ không bao giờ xông pha, dốc toàn tâm toàn lực để giành được. Và đây chính là rào cản lớn trên bước đường tiến tới thành công của con người.
8. Sợ phạm sai lầm
Người sợ phạm sai lầm sẽ không dám làm nhiều việc, không dám thử những việc mới và càng không dám đối mặt với thử thách lớn trong đời. Kết quả là họ sẽ đánh mất các cơ hội tốt đến với mình và không bao giờ có thể tạo ra giá trị cũng như chỗ đứng vững chắc cho mình trong xã hội.
9. Lười biếng
Không muốn làm, ngại làm, sống an phận thủ thường, không cạnh tranh, không phấn đấu, không chịu được áp lực mà chỉ muốn ngồi mát ăn bát vàng, ngày nào cũng mơ về cuộc sống hoàn hảo mỹ mãn, những người như thế này sẽ chết trong sự thoải mái.
Mỗi người hãy luôn tự nhắc nhở bản thân, hãy bắt tay vào hành động nếu muốn thay đổi cuộc sống và có được những điều tốt đẹp.
Muốn thành công, phải có mục tiêu, trí tuệ, cơ hội và sự bình tĩnh, tính toán rõ ràng. Không những thế, mỗi người cần phải biết ăn nói, xây dựng được cho mình các mối quan hệ xã hội tốt đẹp, có chủ kiến, sẵn sàng được đầu với khó khăn… Có như vậy, chúng ta mới có thể chạm tới đỉnh cao của thành công.